Cá Koi nằm im dưới đáy là bệnh gì? Cách xử lý, khắc phục

Thực tế những người nuôi cá Koi làm cảnh thường không phải vì giá trị kinh tế mà chỉ để thỏa mãn niềm đam mê, thú vui của mình. Khi được ngắm nhìn các chú cá tung tăng bơi lội họ cảm thấy tươi vui, yêu đời hơn. Bởi vậy nếu gặp tình trạng cá koi nằm im dưới đáy thì người nuôi sẽ cảm thấy lo lắng, bất an. Trong trường hợp này chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân để đưa ra biện pháp xử lý, phục hồi sức khỏe cho cá nhanh chóng.

Cá Koi nằm đáy không bơi có nguy hiểm không?

Cá Koi là loài cá cảnh có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản với giá trị kinh tế cao. Trong quá trình nuôi cá, người nuôi có thể gặp phải nhiều sự cố khác nhau. Một trong những hiện tượng thường thấy nhất là cá koi nằm im dưới đáy, không cử động, không tung tăng bơi lội như bình thường. Vậy thực tế tình trạng này là nguyên nhân do đâu, có thực sự nguy hiểm?

Theo các chuyên gia chuyên về cá cảnh, hiện tượng cá nằm đáy không bơi có thể do nhiều nguyên nhân với những mức độ nguy hiểm khác nhau. Nếu do cá ăn lượng thức ăn lớn, cọ xát dẫn đến bị thương, sốc nước hay táo bón thì người nuôi cần xử lý nhanh trong vòng vài ngày 

Một số trường hợp cá koi mắc phải bệnh lý thường gặp như: bệnh ngủ, stress… thì chúng sẽ mệt mỏi, da xỉn màu hơn gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan của hồ cá. Trường hợp chuyển nặng nhưng không phát hiện sớm cá sẽ chết dần. Thậm chí bệnh của cá còn lây nhiễm chéo làm cho chúng chết theo đàn. Điều này gây nên thiệt hại lớn về kinh tế đối với người nuôi.

Cá Koi nằm đáy không bơi là hiện tượng nguy hiểm
Cá Koi nằm đáy không bơi là hiện tượng nguy hiểm

Vì sao cá Koi nằm im dưới đáy? Nguyên nhân cá Koi nằm im không bơi

Theo kinh nghiệm của những người nuôi cá cảnh lâu năm, cá koi nằm im dưới đáy, uể oải và vây bị kẹp là một trong các hiện tượng thường gặp cần cảnh giác. Bạn có thể tham khảo phân tích của chuyên gia về các nguyên nhân phổ biến để nhanh chóng nhận biết bệnh của cá.  

Nguyên nhân cá Koi mắc bệnh ngủ

Vi khuẩn Flavobacterium và virus CEV chính là nguyên nhân gây bệnh ngủ ở loài cá Koi. Đây là một loại vi khuẩn có dạng sợi sống ký sinh, gây tổn thương ở vùng mang của cá. Khi mắc bệnh này, những chú cá sẽ nằm im dưới đáy hồ kèm theo biểu hiện như: mắt trũng, mắt sung, sắc tố da thay đổi. 

Trong trường hợp bệnh nặng, cá xuất hiện lớp nhầy màu trắng ở mang và sau đó lan rộng ra toàn cơ thể. Các dấu hiệu này khá dễ nhận biết nên người nuôi cần quan sát tình trạng của cá mỗi ngày để cá không bị chết.

Vi khuẩn Flavobacterium và virus CEV gây bệnh ngủ ở loài cá Koi
Vi khuẩn Flavobacterium và virus CEV gây bệnh ngủ ở loài cá Koi

Dấu hiệu cá Koi bị sốc nước khi mới thả cá

Cá koi là loài cá cảnh quý, đòi hỏi kỹ thuật nuôi thả đạt chuẩn. Một số người mới nuôi cá lần đầu có thể xây hồ kém chất lượng, lắp đặt hệ thống xả và lọc nước chưa đúng tiêu chuẩn, độ pH quá cao hoặc quá thấp… làm cho cá bị sốc nước khi mới thả xuống hồ. Khi bị sốc nước cá koi có biểu hiện lờ đờ và nằm im ở góc, đáy mà không có cử động hay bơi lên mặt nước. 

Dấu hiệu cá Koi ăn quá nhiều, bị táo bón

Mỗi ngày cá koi chỉ tiêu thụ một lượng thức ăn nhất định tùy vào độ tuổi. Nếu người nuôi cho ăn quá nhiều hoặc quá ít cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sức khỏe của cá. Trường hợp cá ăn quá nhiều hoặc bị táo bón thì sẽ lười bơi, ăn không tiêu và chỉ nằm im dưới đáy hồ. 

Cá ăn quá nhiều hoặc bị táo bón thì sẽ lười bơi, chỉ nằm im dưới đáy hồ
Cá ăn quá nhiều hoặc bị táo bón thì sẽ lười bơi, chỉ nằm im dưới đáy hồ

Cách khắc phục khi cá Koi không bơi

Hiện tượng cá nằm đáy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Bởi vậy điều quan trọng là phải theo dõi và phân tích triệu chứng để xác định đúng bệnh. Từ đó có phương án khắc phục kịp thời, hiệu quả tối ưu nhất.

Cách chữa bệnh ngủ ở cá Koi

Theo nhận định của chuyên gia, bệnh ngủ ở loài cá koi khá nguy hiểm. Nó không chỉ khiến cá koi mệt mỏi, cá nằm đáy mà còn ngăn cản quá trình trao đổi oxy. Điều này làm cho tỷ lệ tỷ vong ở cá lên đến 80%. Để khắc phục bệnh ngủ cho cá koi chúng ta tiến hành các biện pháp sau:

Điều chỉnh nhiệt độ trong bể: Virus gây bệnh sinh sống thuận lợi ở mức nhiệt độ từ 15 – 23 độ C. Do đó, việc điều chỉnh nhiệt độ hồ cá có tác dụng làm ức chế hoạt động của virus. Tuy nhiên, người nuôi không nên giảm quá đột ngột về mức nóng hay lạnh quá làm cho cá sốc nhiệt và chết.

Bảo dưỡng máy lọc nước hồ cá: Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống máy lọc nước để đảm bảo nước trong hồ được làm sạch hiệu quả. Chú ý chọn dòng thiết bị có công suất phù hợp với thể tích của hồ để đạt năng suất tối ưu.

Dùng thuốc kháng sinh cho cá koi: Nếu virus xâm nhập xanh chóng làm cho thân cá xuất hiện vết thương hoặc vết loét thì người nuôi nên dùng thuốc kháng sinh KanaPlex trộn vào thức ăn để cho cá ăn ngày 1 lần.

Tắm muối cho cá koi: Người nuôi duy trì việc tắm muối cho cá trong vòng 4 ngày liên tục ở nồng độ thích hợp là 0.5 – 2.9%. Phương pháp này giúp nâng cao sức đề kháng và giảm thiểu rủi ro cho bệnh ngủ ở cá. 

Chữa bệnh ngủ ở cá Koi có thể áp dụng nhiều phương pháp
Chữa bệnh ngủ ở cá Koi có thể áp dụng nhiều phương pháp

Cách khắc phục tình trạng cá koi nằm im dưới đáy do bị sốc nước

Những chú cá koi nằm im dưới đáy do sốc nước thường có thể trạng yếu, không có khả năng tự mở miệng ra để hô hấp. Lúc này, người nuôi hãy tiến hành hô hấp nhân tạo cho cá bằng cách:

  • Đặt con cá trên sủi oxy, một tay giữ cố định cá, tay còn lại thì sử dụng ngón trỏ và ngón cái bóp nhẹ 2 bên bụng ở phía sau vây bơi. 
  • Sau đó, lại dùng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ để cho miệng cá mở ra. 
  • Thực hiện 10 lần liên tiếp rồi nghỉ 2 giây. Duy trì động tác cho đến khi cá giữ được độ thăng bằng và hô hấp khỏe trở lại.  

Quá trình để cá koi dần hồi phục lại thể lực sẽ mất khoảng từ 30 đến 60 phút. Bởi vậy người thực hiện hô hấp nhân tạo phải kiên nhẫn cho đến khi thấy cá có biểu hiện cải thiện về ánh mắt, màu da và chuyển động.

Bạn hãy tiến hành hô hấp nhân tạo khi cá koi bị sốc nước
Bạn hãy tiến hành hô hấp nhân tạo khi cá koi bị sốc nước

Đối với cá koi nằm im dưới đáy do ăn quá nhiều hoặc bị táo bón

Người nuôi tạm thời ngừng cho cá ăn, hãy tiến hành việc mát xa bụng cho cá bằng cách xoa nhẹ lên phần bụng theo chiều kim đồng hồ. Đồng thời, chúng ta sục mạnh khí oxy giúp cá tăng cường tiêu hóa, thải phân và trở lại như bình thường. Ngoài ra, nếu muốn tăng cường hiệu quả, bạn cho cá ăn kèm thuốc tiêu hóa để cải thiện nhanh chóng hơn tình trạng khó tiêu, táo bón. 

Tuy nhiên, người nuôi cũng không nên lạm dụng biện pháp mát xa bụng cho cá coi. Hành động này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm cho cá dần yếu ớt hơn. Xét về lâu dài, chúng ta cần phân chia bữa ăn cho cá hợp lý với liều lượng đủ. Đây là biện pháp tối ưu nhất để phòng tránh tình trạng cá ăn no, táo bón, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch cho cá phát triển khỏe mạnh.

Chúng ta cần phân chia bữa ăn cho cá hợp lý với liều lượng đủ
Chúng ta cần phân chia bữa ăn cho cá hợp lý với liều lượng đủ

Kết Luận

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Cảnh Quan Ngọc Xuân về nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng cá koi nằm im dưới đáy. Mong rằng sau khi tham khảo các bạn sẽ đúc rút thêm kiến thức và kinh nghiệm hữu ích để áp dụng vào thực tiễn. Ngoài ra nếu có nhu cầu thiết kế, thi công hồ cá coi, tư vấn về kỹ thuật nuôi cá đạt chuẩn, các bạn đừng quên liên hệ với Cảnh Quan Ngọc Xuân qua hotline 0977 932 069 – 0967 083 961 để được hỗ trợ. 

[related_cat]
0967.083.961