Kinh nghiệm bứng cây to không bị chết, cách trồng cây mới bứng

Hiện nay có nhiều người tìm mua được cây cổ thụ, cây cảnh có dáng đẹp, cây bên lề đường hoặc cây ăn trái trong vườn năng suất cao. Tuy nhiên, họ lại không biết kỹ thuật bứng cây như thế nào đúng chuẩn, đảm bảo cây không bị chết khi trồng sang vị trí mới. Vì vậy Cảnh Quan Ngọc Xuân sẽ chia sẻ kiến thức hữu ích về vấn đề này cho mọi người dùng tham khảo. 

Cần chuẩn bị những gì trước khi bứng cây

Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực trồng cây ăn quả lấy bóng mát, bứng cây và di dời cây, thiết kế cảnh quan sân vườn, Cảnh Quan Ngọc Xuân đưa ra một vài lưu ý trước khi chuẩn bị bứng cây gồm:

  • Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ như: cuốc, xẻng, cào đất, máy móc chuyên dụng, kéo cắt cây…
  • Đào sẵn hố đổ ủ dâm cây, đồng thời chuẩn bị đất để khi cây vừa bứng về có thể ủ dâm ngay. Bởi cây trồng đã bứng lên thì càng để lâu càng khó sống. 
  • Bạn chú ý không đào bới cây vào những ngày thời tiết oi bức hoặc ngày có mưa to, gió lớn.
  • Không được bứng cây trực tiếp từ gốc mà phải đào xung quanh gốc cây. Sau đó tiến hành cắt ¾ số rễ, bón thêm phân hoại rồi lấp đất vào gốc cho thật đầy nhằm giữ độ ẩm cho đất trong khoảng 1 – 2 tháng.
  • Khi bứng cây lên phải sử dụng đất đen, nhão đắp vào phân gốc. Tiếp đến dùng thuốc kích thích ra rễ cực mạnh NAA phun vào gốc.
Cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện trước khi thực hiện việc bứng cây
Cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện trước khi thực hiện việc bứng cây

Hướng dẫn cách bứng cây và quy trình bứng chuyển cây to không bị chết

Bứng cây là phương pháp được thực hiện khi muốn di chuyển cây có gốc rễ to, lâu năm sang một vị trí trồng mới. Quá trình bứng và di chuyển cây cần đảm bảo đúng kỹ thuật theo các bước hướng dẫn sau:

Chọn thời điểm bứng cây phù hợp

Trước khi muốn bứng cây hay di chuyển một gốc cây nào đó, nhất là những cây lớn thì chúng ta cần quan sát khả năng sinh trưởng của cây. Thời điểm bứng thích hợp là khi cây đã chuyển cây vào giai đoạn nghỉ hoặc khi lá trên cây đã già. Tuyệt đối không bứng khi cây đang trong thời kỳ sung mãn, sinh trưởng mạnh hay cây ra nhiều lá lụa. 

Bạn cần chọn thời điểm bứng cây phù hợp
Bạn cần chọn thời điểm bứng cây phù hợp

Cắt tỉa cây trước khi bứng

Trước khi bứng chúng ta thì phải cắt bỏ hết những cành nhỏ, chỉ để lại những cành lớn và tuốt hết lá cây. Trong giai đoạn này bạn cũng có thể kết hợp việc cắt tỉa và tạo dáng cho cây.

Cách bứng cây đúng kỹ thuật

Khi bứng cây lên, bạn cần cắt bỏ hết toàn bộ hệ rễ bên dưới, chỉ giữ lại một phần rễ ở xung quanh gốc. Kỹ thuật bứng như sau:

  • Độ sâu bộ rễ: Cây có bộ rễ chùm ngang thì bứng gốc và rễ ở độ sâu khoảng 40 – 60cm. Còn với cây có đặc tính bộ rễ ăn sâu cần bứng rễ với độ sâu khoảng 70 – 80cm.
  • Cắt rễ theo bề ngang: Tùy theo kích thước của loại cây bứng to hay nhỏ mà cắt rễ cho phù hợp. Thông thường, các nhà vườn sẽ để lại bề ngang xung quanh rễ khoảng 40cm – 80cm theo hình tròn.
  • Khi bứng cây cần sử dụng dụng cụ sắc bén, chuyên dùng bứng cây như xà beng, dao to, xà no.
  • Vết cắt rễ phải đảm bảo gọn gàng, liền mặt. Tuyệt đối không dùng dao chặt rễ dễ làm hư hại các mô, khiến cây không thể đâm mầm rễ mới.
Khi bứng cây chỉ giữ lại một phần rễ ở xung quanh gốc
Khi bứng cây chỉ giữ lại một phần rễ ở xung quanh gốc

Xử lý bộ rễ sau khi bứng cây

Bộ rễ cây sau khi bứng lên dễ bị nấm bệnh xâm nhập vào. Do đó, ngay sau khi bứng lên, chúng ta cần pha hỗn hợp thuốc trị nấm và thuốc kích thích mọc rễ cực mạnh để phun đẫm vào toàn bộ rễ cây. Sau đó, mang cây trồng vào hố, cách khoảng 7 đến 10 ngày mới tưới nước một lần.

Đắp mô đất, quây bầu

Chúng ta đặt cây lên mặt đất, rồi tiến hành đắp mô đất vừa hết phần rễ. Đồng thời lấy lá cây, rơm rạ hoặc cỏ khô che xung quanh phần gốc một thời gian. Khi đắp mô đất như vậy thì cây sẽ thoát nước tốt, dễ sống và không bị ngập úng ngay cả khi trời mưa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giữ ẩm cho bộ rễ của cây bằng cách sử dụng tro, trấu, xơ dừa để quây bầu.

Đắp mô đất, quây bầu giúp giữ độ ẩm cho phần gốc cây
Đắp mô đất, quây bầu giúp giữ độ ẩm cho phần gốc cây

Chăm sóc cây sau khi bứng 

Đối với cây mới bứng từ đất lên, bạn phải giâm ủ dưỡng cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Chú ý tưới nước, phun thuốc đầy đủ cho cây. Sau khoảng 20 đến 30 ngày là có thể mang cây trồng sang vị trí mới.

Vận chuyển cây đến vị trí trồng mới

Sử dụng dụng cụ, máy móc chuyên dụng để đưa cây lên xe, chuyển đến công trình một cách nhẹ nhàng. Lưu ý không không mang cây ra vị trí trồng mới khi đang trong giai đoạn phát triển và mọc nhiều lá non. Trường hợp thấy cây mọc một ít lá thì nên bấm bỏ trước khi trồng tối thiểu 2 tuần.

Chăm sóc cây trồng mới bứng

Sau khi trồng cây vào hố chuẩn bị sẵn, bạn tiến hành tưới nước xung quanh cây nhưng không tươi quá ướt. Khoảng 3 giờ sau thì gạt 5cm – 6cm đất phần mặt lên để kiểm tra. Người trồng có thể bốc đất lên tay bóp mạnh. Nếu tay ướt chứng tỏ thừa nước, còn không không ướt là vừa đủ, trường hợp đất vỡ vụn là do quá khô. 

Khi tưới cây chúng ta nên chọn thời điểm buổi sáng sớm giúp cây có điều kiện phát triển tốt. Đồng thời, để tránh tình trạng cây bị sâu bệnh tấn công bạn cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng vừa đủ. Khi cây ra bắt đầu ra đọt non sẽ bón phân vô cơ. Đến giai đoạn cây trưởng thành tiến hành bón phân lân, phân kali để tăng cường dưỡng chất cho cây khỏe mạnh.

Tiến hành tưới nước xung quanh cây nhưng không tươi quá ướt
Tiến hành tưới nước xung quanh cây nhưng không tươi quá ướt

Kinh nghiệm bứng cây to với các loại cây dễ sống

Đối với các loại cây ăn quả, cây cảnh to, cây bóng mát lâu năm từ 1 – 3 năm tuổi, đường kính gốc dưới 10cm, chiều cao dưới 4m như cây Si, cây Đa, cây Sấu, cây Quất… thì cần phải thận trọng hơn khi tiến hành bứng cây. Nếu chưa có kinh nghiệm bạn hãy áp dụng kỹ thuật sau:

  • Đầu tiên chúng ta cắt bỏ ⅔ tán cây, tưới nước cho đủ ẩm, rồi đào sâu khoảng 40cm và cắt rễ ngang cách gốc 1m đến 2m. Cây càng to thì càng phải đào gốc sâu để tránh việc cắt vào mầm rễ khiến cây chết.
  • Sau đó, bứng cây lên, xử lý cẩn thận vết cắt của bộ rễ và vận chuyển về vườn ươm để ủ dưỡng, chăm sóc khoảng 2 tháng.
  • Đem trồng ở khu đất thích hợp trước khi cây ra lộc mới hoặc cây bước vào thời kỳ sinh trưởng mạnh.
Cây càng to thì càng phải đào gốc sâu để tránh việc cắt vào mầm rễ
Cây càng to thì càng phải đào gốc sâu để tránh việc cắt vào mầm rễ

Những câu hỏi thường gặp khi bứng cây

Khi nào được bón phân cho cây trồng mới bứng?

Vào thời điểm cây ra lá và bung đọt non, bạn có thể sử dụng loại phân vô cơ để bón cho cây. Phân vô cơ chủ yếu là phân đạm pha với tỷ lệ 1g/1 lít nước. Sau 1 tháng kể từ khi cây bung đọt non thì tăng nồng độ lên 2g/1 lít nước.

Khi cây trưởng thành, chúng ta phân lân và phân kali cho cây với tỷ lệ khoảng 2 – 4 g/1 lít nước. Ngoài ra, người trồng cũng có thể kết hợp thêm phân bón hữu cơ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho cây phát triển.

Tưới nước cho cây như thế nào là đủ?

Việc tưới nước quá nhiều hay quá ít cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng của cây xanh. Bởi vậy, bạn hãy quan sát phần đất xung quanh bầu cây để cân đối lượng nước tưới cho chính xác. Nếu bầu đất có độ ướt, ẩm thì cây đã đủ nước, còn bầu đất khô thì là thiếu nước cần tưới thêm. Ngoài ra, người trồng cũng nên tìm hiểu kỹ về đặc điểm của loại cây mình trồng để biết tưới bao nhiêu nước sẽ phù hợp nhất.

Tìm hiểu đặc tính của cây để tưới lượng nước phù hợp
Tìm hiểu đặc tính của cây để tưới lượng nước phù hợp

Kết Luận

Nhìn chung quá trình bứng cây sẽ gồm nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao. Nếu người mua cây tự bứng về trồng dễ đối mặt với nguy cơ cây bị chết, héo úa. Vì vậy, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên bứng cây và di dời cây của Cảnh Quan Ngọc Xuân để tiết kiệm thời gian, công sức. Chúng tôi có đầy đủ máy móc, thiết bị chuyên dụng và áp dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật giúp quá trình bứng cây diễn ra hiệu quả.

[related_cat]
0967.083.961